Trang thiết bị y tế
Thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD)

Suy tim và Thiết bị hỗ trợ thất trái (LVAD)

Suy tim là một quá trình tiến triển, trong đó, cơ tim trở nên suy yếu sau khi chấn thương và dần dần mất khả năng bơm máu để cung cấp cho nhu cầu cơ thể. Nhiều người không hề biết bản thân đang bị suy tim, vì các triệu chứng thường được giải thích là do lớn tuổi. Suy tim là một quá trình diễn tiến từ từ và ngày càng nặng. Điều trị nội khoa mang ý nghĩa kiểm soát các triệu chứng và làm chậm diễn tiến của suy tim.

Nhưng khi suy tim đi đến giai đoạn cuối, bệnh nhân thường xuyên phải nhập viện, cơ thể bị phù, khó thở, mất ngủ về đêm do khó thở, cũng như đi lại, ăn uống khó khăn do gan to, chướng bụng. Càng về sau, các cơ quan trong cơ thể như gan, thận sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do tình trạng huyết áp thấp do suy tim gây ra.

Ở giai đoạn này, tiên lượng trở nên xấu đi rất nhanh, với thời gian sống chỉ trong 2 năm. Trên thực tế nó còn xấu hơn cả bệnh nhân bị ung thu phổi

Ghép tim là phương pháp điều trị duy nhất đem lại hy vọng cho bệnh nhân. Nhưng không may, do nguồn hiến có hạn, ghép tim chỉ có thể thực hiện được ở một số rất ít những bệnh nhân vượt qua được các yếu tố sàng lọc. Thêm vào đó, ghép tim chỉ có thể thực hiện được ở một số nước Châu Á và ở những nước đó nguồn hiến cũng chỉ để phục vụ công dân thuộc quốc gia đó.

Do đó, dụng cụ hỗ trợ tim cơ học được phát triển qua nhiều năm và ngày nay đã trở thành một lựa chọn cho những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối. Dụng cụ này có thể được sử dụng như một cầu nối trong lúc chờ đợi được ghép tim; hay được chọn lựa như một công cụ hỗ trợ lâu dài cho những bệnh nhân không thể ghép tim hay không thể tiếp cận với các trung tâm ghép tim tại nơi cư trú.

LVAD là gì?

Thiết bị hỗ trợ thất trái, hay LVAD, là một loại tim cơ học. Thiết bị này được đặt trong lồng ngực bệnh nhân, giúp tim bơm máu có nhiều oxy đi khắp cơ thể.

Không giống như tim nhân tạo, LVAD không thay thế tim mà chỉ giúp tim thực hiện chức năng của mình. Điều này mang ý nghĩa sống còn đối với các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối.

LVAD được cấy vĩnh viễn trong cơ thể, được sử dụng đối với những bệnh nhân không thể trải qua phẫu thuật ghép tim. Đây có thể gọi là phương pháp điều trị đích

LVAD hoạt động như thế nào?

Giống như một trái tim, LVAD cũng là một thiết bị bơm máu. Một đầu của bơm nối với thất trái – đây là nơi bơm máu đi khắp cơ thể. Đầu kia nối với động mạch chủ. Một dây cáp đi từ thiết bị ra da. Dây cáp được bọc bởi một chất liệu đặc biệt giúp hỗ trợ việc làm lành vết thương và da mọc trở lại. Dây cáp này nối với một thiết bị điều khiển và pin.

Thiết bị được cấy bằng phương pháp mổ tim hở. Một thiết bị điều khiển vi tính, một bộ pin và pin dự phòng được gắn ngoài cơ thể. Một số đời máy còn cho phép bệnh nhân đeo thiết bị này vào thắt lưng bên ngoài. Pin có thể sạc điện ban đêm.

Hiện tại, duy nhất thế hệ máy mới HeartMate II hỗ trợ tim được Hiệp hội Thực phẩm và Thuốc men Hoa Kỳ công nhận, được sử dụng như cầu nối cho việc ghép tim cũng như là phương pháp điều trị dài hạn.

lad.jpg

Thiết bị bơm HeartMate II là một máy bơm nhỏ hoạt động như động cơ phản lực. Thiết bị này được cấy dưới tim và với một thiết bị nối dẫn máu máu từ thất trái (thất bơm) và bơm vào động mạch chủ liên tục. Thiết bị bơm quay vòng khoảng 9,000 đến 10,000 vòng một phút.

Mặc dù nhỏ nhưng thiết bị có thể bơm từ 6 tới 10 lít máu trong một phút, hơn cả yêu cầu trung bình của một người lớn khoẻ mạnh bình thường, chỉ cần 4 tới 5 lít một phút. Máy bơm dung năng lượng từ bộ pin có thể sạc được và bệnh nhân đeo ở thắt lưng hay dây đeo ngoài cơ thể. Một dây cáp mềm nối từ máy bơm tới bộ pin đi qua thành bụng. Máy bơm được thiết kế để làm việc liên tục trong rất nhiều năm và rất ít khi bị hỏng hóc.

Sau phẫu thuật gắn thiết bị này, bệnh nhân thường hồi phục rất nhanh và có thể xuất viện sau hai tuần. Đố là nhờ tuần hoàn máu được phục hồi bình thường. Hầu hết các bệnh nhân đều có thể làm các công việc quen thuộc hàng ngày, theo đuổi sở thích của mình và trở lại làm việc.

Nguy cơ tạo máu đông trong máy được hạn chế tối đa vì bệnh nhân đã được kê thuốc chống đông máu. Rủi ro phẫu thuật ít hơn 10% trong số bệnh nhân này.

Thiết bị HeartMate II đem đến cuộc sống cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối với mục đích đưa họ trở lại cộng đồng với các hoạt động thường ngày và kéo dài cuộc sống.

Đối tượng nào có thể áp dụng phương pháp LVAD?

Những đối tượng sau có thể tiến hành cấy LVAD

Cầu nối ghép tim: Tình trạng bệnh lý của bệnh nhân có thể được ổn định trong khi chờ đợi người hiến tim.

Điều trị đích: Bệnh nhân không thể có được tim hiến thì LVAD là phương pháp hỗ trợ không thể thiếu.

Bệnh nhân cần được kiểm tra đánh giá cẩn thận trước khi cấy LVAD để đảm bảo rằng đây là phương pháp tối ưu cho bệnh nhân. Những kiểm tra này bao gồm xét nghiệm máu và các phương thức chẩn đoán khác để đánh giá chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể .

Bên cạnh yếu tố bệnh lý, cũng cần phải tính tới yếu tố tâm lý. Phương pháp LVAD yêu cầu chế độ tuân thủ nghiêm ngặt về y khoa và theo dõi cẩn thận. Tất cả các bệnh nhân cần được hỗ trợ hoàn toàn của gia đình và bạn bè. Trước khi ghép LVAD, bệnh nhân cần xác định người chăm sóc cho mình, người có thể cam kết đem lại hỗ trợ đầy đủ trong quá trình phục hồi. Việc này bao gồm người chăm sóc tham dự các khoá đào tạo về phối hợp LVAD và luôn ở bên bệnh nhân ít nhất là trong vài tuần đầu sau khi xuất viện và đảm bảo có thể vận chuyển bệnh nhân tới các cơ sở y tế.

LVAD đem lại lợi ích gì cho người bệnh?

Thiết bị LVAD giúp máu lưu thông bình thường trong cơ thể người bệnh bị bệnh tim giai đoạn cuối, giúp làm giảm triệu chứng mệt mỏi hay khó thở. Đôi khi, thiết bị này cũng giúp tim phục hồi các chức năng bình thường bởi nó cho phép quả tim được nghỉ ngơi.

Nguy cơ và biến chứng của LVAD?

Cũng như bất kỳ ca phẫu thuật nào khác, sẽ có nguy cơ kèm theo việc cấy thiết bị LVAD. Những nguy cơ này bao gồm nhiễm khuẩn, xuất huyết nội, suy tim và bất cứ nguy cơ nào vừa nêu cũng có thể dẫn tới tử vong. Cũng có nguy cơ mà hiện tại chưa lường trước được. Bác sỹ sẽ kiểm tra các nguy cơ và biến chứng tiềm tàng của LVAD cho bệnh nhân trước khi tiến hành thực hiện thủ thuật.

Theo: Mount Elizabeth Patient Assistance Centre

PHAM
In bài viết Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài mới đăng :
» Thiết bị “bẫy” tế bào ung thư trước khi di căn 

Các bài đã đăng :
» Máy điện tim 6 cần CONTEC ECG 600G 
» Máy nghe tim thai BF-500D 
» Nhiệt kế điện tử đo tai OMRON MC-510 
» Một số thông tin về máy đo điện tim. 
» Monitor theo dõi tim thai. 
» Máy chạy thận nhân tạo. 
» Máy xông mũi họng NE-U17 
» Máy siêu âm trắng đen C30. 
» Máy X quang cao tần EZy-RAD Pro 
» Máy hút sữa dùng điện Unimom. 
» Bơm truyền dịch tự động Medifusion Di 2000-2200 
» Máy giúp thở PNEUTON S 
» Monitor theo dõi trẻ sơ sinh C60 
» Bộ dụng cụ phẫu thuật mắt 
» Máy cắt trĩ ZZ-II500A 
» Máy chụp mạch HeartSpeed 10F/10C 
» Monitor theo dõi bệnh nhân STAR 8000D 
» Máy sốc tim cardiolife 
» Máy X quang cao tần dạng tự động RadSpeed 
» Máy X-Quang C-ARM Anode Xoay MCA PRIME GMM – Ý