Tin chuyên ngành
THIẾT KẾ XANH cho Bệnh Viện và các công trình y tế

Đã có nhiều công trình nghiên cứu khẳng định mối liên hệ giữa chất lượng môi trường xây dựng và hiệu quả hoạt động của bệnh viện và các cơ sở y tế. Các vật liệu xây dựng và nội thất đang được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình công cộng và nhà dân dụng hiện nay bao gồm cả những vật liệu độc hại và không độc hại đối với sức khỏe con người. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng tính chất độc hại của vật liệu xây dựng trong bệnh viện và cơ sở y tế có tác động đáng kể lên tình trạng sức khỏe và khả năng hồi phục của người bệnh. Ngày càng có nhiều kiến trúc sư và giới chuyên gia y tế quan tâm hơn đến tầm quan trọng của vật liệu xây dựng đối với chất lượng vận hành của các bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe: Cả bệnh nhân lẫn đội ngũ y bác sĩ và nhân viên trong tòa nhà đều phải thường xuyên tiếp xúc với các vật liệu làm nên công trình và hấp thụ những chất khí phát ra từ những vật liệu này gần như mỗi ngày; do vậy, vật liệu xây dựng trong bệnh viện và các cơ sở y tế cần phải được ưu tiên đảm bảo thân thiện với môi trường và không độc hại đối với sức khỏe con người.

Mối liên hệ giữa tình trạng ô nhiễm trong nhà và vật liệu xây dựng

Thống kê của Bộ Y Tế Canada và Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA) cho thấy người dân Mỹ và Canada dành 90% thời gian trong ngày tiếp xúc với các điều kiện môi trường xây dựng trong nhà. Đội ngũ chuyên gia của USEPA khám phá ra rằng các chất gây ô nhiễm trong nhà có nồng độ cao hơn từ 2 đến 5 lần nồng độ ô nhiễm của môi trường bên ngoài. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu khoa học phát hiện ra rằng không khí bên trong các tòa nhà hoặc môi trường nội thất kỳ thực bị nhiễm bẩn nghiêm trọng hơn nhiều so với không khí ngoài trời ở các thành phố công nghiệp hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng ô nhiễm trong nhà có mối liên hệ mật thiết với tình trạng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, các bệnh về đường hô hấp, bệnh tim và bệnh ung thư của người dân đô thị.

ThS. Phan Nguyễn Khánh Đan - báo Sức Khỏe Đời Sống số 923 tháng 09/2016


Vật liệu xây dựng đã được khẳng định là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng ô nhiễm trong nhà. The International Living Future Institute – một cơ quan uy tín về kiến trúc xanh có trụ sở tại Mỹ và Canada – đã dày công nghiên cứu và công khai Sách Đỏ của ngành kiến trúc xây dựng gồm 18 loại vật liệu và hợp chất hóa học cần phải được loại bỏ hoặc hạn chế tối đa trong xây dựng để đảm bảo sự an toàn về mặt sức khỏe cho người sử dụng. Phần lớn các vật liệu này đã và vẫn đang được sử dụng trong nhiều công trình bệnh viện và cơ sở y tế, và đều có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC – volatile organic compound). Các hợp chất này hiện hữu trong nhiều loại vật liệu xây nhà, sơn, vật liệu lát nền và sản phẩm nội thất. Các chất khí độc hại VOC được lưu giữ và phóng vào không khí từ thảm, các bề mặt gồ ghề hoặc những bề mặt được đánh bóng bằng hóa chất có mùi thơm như véc-ni hoặc polyurethane. VOC thẩm thấu dễ dàng trong không khí khi nhiều hạt bụi nhỏ kết hợp với các chất khí gây ung thư hoặc khí độc hại khác, hình thành nên một môi trường không khí bị ô nhiễm bên trong các tòa nhà.

Formaldehyde, acetaldehyde, naphthalene và toluene là vài trong số những hợp chất dễ bay hơi VOC vẫn còn được sử dụng nhiều trong các công trình bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, môi trường bệnh viện hiện nay còn sử dụng một số hợp chất khác có tính chất bay hơi yếu hơn như phthalate và các chất halogen chống cháy, nhưng đây vẫn là những hợp chất hóa học có tên trong Sách Đỏ và đã được chứng minh là có hại cho sức khỏe con người, làm chậm quá trình hồi phục của bệnh nhân.
.

Nguyên tắc sử dụng vật liệu an toàn trong công trình bệnh viện và cơ sở y tế

Khái niệm thiết kế xanh được đề xướng để khuyến khích việc sáng tạo những không gian vừa thích dụng, lại vừa đảm bảo tính kinh tế và tiện nghi cho người sử dụng. Đối với các công trình bệnh viện và cơ sở chăm sóc sức khỏe, thiết kế xanh cần đảm bảo sao cho các không gian trong công trình được cấu tạo từ những vật liệu thân thiện môi trường, an toàn cho sức khỏe con người và đảm bảo chất lượng không khí trong nhà nhằm mang lại lợi ích tốt đa cho người sử dụng. Sau đây là một vài nguyên tắc thiết kế xanh có thể được áp dụng cho các công trình bệnh viện, cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe:

Bệnh viện Herlev - Kts. Henning Larsen - Đan Mạch

Bệnh viện Herlev (Đan Mạch) – Kts. Henning Larsen

  • Hạn chế hoặc loại bỏ nhựa PVC (polyvinyl chloride) – một loại vật liệu xây dựng vẫn còn được sử dụng phổ biến trong thi công tường, đường ống và lát nền. Chúng ta có thể thay thế nhựa PVC bằng cao su. Cao su là một loại vật liệu vừa có khả năng chống bẩn hiệu quả, vừa không đòi hỏi cao về mặt bảo trì và bảo dưỡng. Sàn nhà cao su còn giúp các y bác sĩ và bệnh nhân không lo té ngã trong khi di chuyển, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Ưu tiên các giải pháp thiết kế tiết kiệm năng lượng như sử dụng lam chắn nắng, màn cửa, và mái nhà được làm từ các loại vật liệu có khả năng phản chiếu ánh sáng. Những giải pháp này giúp công trình được thông thoáng và mát mẻ hơn trong mùa hè, và ấm cúng hơn vào mùa đông.
  • Sử dụng các loại vật liệu không VOC, chẳng hạn như các loại sơn, lớp phủ và chất kết dính thân thiện với môi trường. Những vật liệu này có thành phần chứa rất ít hoặc gần như không chứa những hóa chất độc hại hoặc gây ô nhiễm; việc sử dụng chúng giúp hạn chế nồng độ các chất gây ung thư trong môi trường bệnh viện.
  • Bãi xe có thể được thi công bằng vật liệu có tính xốp hoặc các loại đá tổ ong. Những vật liệu này đóng vai trò như bộ lọc tự nhiên trong mùa mưa, giúp loại bỏ các chất hóa học gây ô nhiễm trước khi nước mưa thấm vào đất. Giải pháp này đã được ứng dụng thành công ở Trung tâm y tế Kaiser Modesto, bang California (Mỹ).
  • Ưu tiên sử dụng các loại vật liệu có khả năng tái sử dụng hoặc tái chế trong những trường hợp cần cải tạo hoặc nâng cấp bệnh viện. Chẳng hạn, công nghệ xây dựng bằng các khối mô-đun cần được khuyến khích áp dụng vì các vật liệu không chỉ có thể được tái sử dụng, mà quá trình thi công cũng nhanh, gọn và không phát thải VOC.
  • Đảm bảo các yếu tố thiết kế xanh truyền thống như bố trí cây xanh, vườn tược và thông thoáng tự nhiên trong các không gian y tế để tiết kiệm điện năng và nâng cao chất lượng không khí bên trong tòa nhà.
PHAM
In bài viết Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài mới đăng :
» CÁCH DÙNG 4 LOẠI THÙNG RÁC BỆNH VIỆN CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT 
» 15 sự thật ‘mười mươi’ mà người muốn giảm cân phải biết, không những tiêu mỡ mà còn đẹp da 
» Trị viêm họng tại nhà, tại sao không? 
» Cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả khi bệnh vào mùa 
» LẠ LÙNG ĂN CAY BỚT BỆNH 
» 10 liệu pháp trị sốt xuất huyết bằng cây cỏ 
» 5 THÓI QUEN XẤU SAU KHI ĂN 
» TOP 10 BỆNH VIỆN NHI CÓ THIẾT KẾ ĐẸP NHẤT  
» Cận cảnh kiệt tác kiến trúc bệnh viện cổ của Mexico 
» Sơ đồ các quy trình Lập dự án đầu tư và Tư vấn thiết kế xây dựng công trình 
» Trang bị máy CT hiện đại 7 tỷ, bệnh viện chỉ chụp cho 3 bệnh nhân một ngày 
» Giải Pháp Thiết Kế Thang Máy Bệnh Viện Toàn Diện 
» GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ CHO PHÒNG MỔ 

Các bài đã đăng :
» Thực trạng kiến trúc bệnh viện ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế 
» Thiết kế bệnh viện có chất lượng như khu nghỉ dưỡng đang là xu thế tất yếu 
» Phòng mổ và nguyên tắc thiết kế một chiều 
» Cận cảnh 'siêu bệnh viện' tỷ đô trên biển của Mỹ xuất hiện tại VN 
» Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống điều hòa không khí phòng sạch bệnh viện 
» Bạn hiểu biết thế nào về chỉ số BMI 
» Những bệnh viện đắt nhất hành tinh 
» Hoang phế bệnh viện cổ thời Pháp 
» 5 phát minh khoa học mới có lợi cho ngành y 
» Sắp có văcxin ngừa bệnh sốt xuất huyết 
» Tránh dị ứng bằng đạm thủy phân 
» Những bài thuốc cổ truyền trị sỏi tiết niệu 
» Máy nhận biết mức độ đau ở trẻ 
» Bị đau đầu khi nào nên đi khám 
» 10 mối nguy hiểm về mặt công nghệ ở môi trường bệnh viện 
» Những bài tập giúp người cao tuổi giữ sức khỏe 
» Thuốc lá chứa 69 chất gây ung thư 
» Trẻ sử dụng nhiều kháng sinh trước 2 tuổi dễ béo phì 
» Kỹ thuật mới điều trị chảy máu não 
» Dùng thiết bị in 3D thay thế thạch cao để chữa bệnh